Mục lục
Front-end là gì?
Nếu cho rằng một trang web (hay ứng dụng) nào đó là một cơ thể hoàn chỉnh thì Front-end chỉnh là vẻ bề ngoài của cơ thể đó. Đẹp hay xấu là do Front-end cả. Theo mình thấy, có rất nhiều người xem công việc code Front-end này cực kì nhàn và sướng vì nó dễ mà.
Họ nghĩ như vậy cũng đúng thôi, vì cái họ thấy chưa phải là tất cả. Dễ có, khó cũng có, nhàn hạ cũng khó mà cực cũng có. Đó phụ thuộc vào trình độ của bạn và tính phức tạp của công việc bạn làm.
Front-end cần những kiến thức gì?
Cơ bản bạn chỉ cần nắm rõ HTML, CSS và JavaScript để làm tốt được công việc này. HTML như cái khung xương, CSS như phần trang điểm và JS như các dây thần kinh để điều khiển cái cơ thể ấy. Đa số mình thấy những bé mới vô làm, không quan tâm gì nhiều tới HTML cả.
Nói thẳng ra họ có chút coi thường HTML vì “nó chẳng phải là ngôn ngữ lập trình” nữa mà. Vì thế, các bạn này đã cho ra một cái output phải nói là trời ơi đất hỡi, đã sai lại còn phức tạp đến mức phải xóa đi đập lại. Ví dụ điển hình như:
<a href>
<h4>Đây là title</h4>
</a>
<p>
Đây là đoạn văn
<p>Đây là đoạn văn khác</p>
</p>
Tất nhiên khi HTML đã không ra gì thì tới lúc code CSS thì cũng chẳng tới đâu. Nếu có code JS nữa, đó quả là một cực hình.
Làm Front-end có gì vui?
- Mình không cần biết nhiều về thiết kế hay UI/UX nhưng nhất thiết phải biết sử dụng những phần mềm thiết kế như Photoshop, XD hay Illustrator…. Mình dùng chúng để slice hình, component cũng như sửa lại thiết kế nếu cần.
Hmm, đôi lúc mình cũng phải làm những công việc của designer vì khách hàng không còn liên lạc gì với designer của họ nữa. Mình đã học được nhiều thứ từ những phần mềm của Adobe. - Đôi lúc mình cũng phải ôm thiết kế cũ về để sửa lỗi hay update. Vì vậy, đôi lúc sẽ gặp những code cực kì xấu và khó sửa. Nhiều khi xóa code cũ làm lại mới còn nhanh hơn. Nhờ vậy, mình học được các cách giải quyết vấn đề cũng như phải thật bình tĩnh khi đối diện với code dơ, code xấu.
- Vì mình làm trong công ty của Nhật, nên mình đã học được nhiều từ ngôn ngữ cho tới văn hóa của Nhật từ những trang web mà mình đã làm.
Thỉnh thoảng, khách gửi feedback bằng tiếng Nhật và mình có thể hoàn thành được hết. Mặc dù mình biết rất ít tiếng Nhật, tất cả là nhờ chị Google ^^. Vì vậy, rào cản ngôn ngữ không phải vấn đề gì lớn lao cho lắm, miễn là mình chịu khó và quyết tâm tìm được giải pháp phù hợp. - Mình học được nhiều thứ mới mẻ sau những giờ làm việc. Theo mình, làm việc không có nghĩa là ngưng học hỏi thêm những điều mới.
Có khi, những kiến thức mới sẽ tự tìm đến mình vì công việc cần tới nó. Mình phải vừa làm vừa tìm tòi thêm vì thiết kế ngày càng nâng cấp theo thời gian. Đi theo đó, công nghệ cũng phát triển theo từng ngày.
Cập nhật kiến thức giúp mình có thể hoàn thành được nhiều task khó hơn cũng như cải thiện năng suất làm việc của mình. Từ đó lương cũng được tăng theo. Mình không phải người thích nhảy việc để lương tăng trong khi kiến thức lại dậm chân tại chỗ. - Nếu bạn thích làm việc gì mà cho ra kết quả nhanh thì bạn giống mình rồi đó. Bạn code code rồi khi nào muốn nhìn thấy kết quả, bạn chuyển qua trình duyệt rồi F5 thôi. Mọi thứ bạn cần đều hiện trên màn hình, sai ở đâu bạn đều có thể thấy ngay được. Vấn đề còn lại như sửa như thế nào, nhanh hay chậm, dễ hay khó, đó tùy thuộc vào code của bạn (hoặc của người khác).
- Mình học được cách sáng tạo và cải thiện code trong thời gian mình làm việc. Làm nhiều nhưng chưa chắc đã làm tốt. Code luôn luôn cần tối ưu nếu mình chịu khó suy nghĩ (hoặc search Google ^^)
Làm Front-end mãi có được không?
Mình thường thấy trên mạng nhiều người chia sẻ những lộ trình phát triển cho dân IT. Tùy theo khả năng và sở thích, mỗi người sẽ có một lộ trình riêng cho mình. Tuy nhiên, mình thường thấy họ chỉ xem FE như là một bước đệm để họ làm việc. Dần dần, họ phát triển bản thân theo các hướng khác.
Mình cũng như họ, bản thân mình là một người học IT nhưng về khoảng programing thì có hơi tệ. Cho nên mình chọn FE như là một cách để tiếp xúc với môi trường làm việc của một dân IT. Sau đó mình sẽ lấn sân sang lĩnh vực khác về Back-end.
Dù làm ở lĩnh vực nào, có lâu dài hay không, thì việc luôn học hỏi và phát triển bàn thân luôn luôn là việc cần làm. Bởi vì trong thời đại ai ai cũng đều đi lên, thì việc dậm chân tại chỗ chẳng khác gì đi thụt lùi cả. Và để tiến bước trên con đường đó, mình phải cảm thấy thích và yêu công việc hiện tại của mình. Thích và yêu có thể tự nhiên mà có, mà cũng có thể là do bản thân mình tạo ra.
Những điều trên là những điều mình tự rút kết được sau những năm đi làm FE đầy khó khăn nhưng cũng nhiều niềm vui. Có những thứ bạn chỉ nhận ra được chỉ khi bắt tay vào làm. Bước đầu có thể khó khăn đấy, nhưng nó cũng là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển cũng như khám phá và phát huy những khả năng bên trong mình.
Chúc các bạn một ngày làm việc vui ^^